Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã
Đảng ủy phường Phú Hòa tổ chức Hội nghị thông tin thời sự về tình hình biển đảo.
Ngày cập nhật 03/07/2014
Đ/c Nguyễn Xuân Hòa, Thành ủy viên-Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Huế báo cáo tại Hội nghị

Ngày 03 tháng 7 năm 2014, Đảng ủy phường Phú Hòa tổ chức Hội nghị thông tin tình hình thời sự về biển đảo cho toàn bộ đảng viên, cán bộ, công chức và lực lượng cán bộ cốt cán ở khu dân cư.

          Đồng chí Nguyễn Xuân Hòa, Ủy viên Thường vụ Thành ủy- Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Huế đã báo cáo, thông tin về tình hình biển đảo của nước ta, đặc biệt là việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 và huy động lực lượng tàu chiến, hải cảnh, kiểm ngư và tàu cá vi phạm vùng biển đặc quyền kinh tế và quyền chủ quyền và quyền tái phán trên biển của Việt Nam.

     Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ tây của Biển Đông, có vị trí địa lý, kinh tế rất quan trọng trong khu vực. Với bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam trải qua 28 tỉnh thành phố có biển.

     Vùng biển nước ta có trên 4000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ ở gần và xa bờ biển, các đảo trong vùng biển Việt Nam phân bố không đều, tập trung nhiều ở khu vực Đông Bắc có trên 3000 hòn đảo, còn lại nằm rải rác ở phía Trung Bộ, vùng biển Tây Nam và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đảo xa bờ nhất khoảng 300 hải lý.

     Công ước Liên hợp quốc về luật biển, còn gọi là Công ước luật biển hay Hiệp ước luật biển, là một hiệp ước quốc tế được hình thành trong Hội nghị về luật biển của Liên hợp quốc lần thứ 3 diễn ra từ năm 1973 được tổ chức tại New York( Hoa Kỳ). Với hơn 160 nước tham gia, Hội nghị kéo dài đến năm 1982 mới hoàn chỉnh dự thảo Công ước, các nước bắt đầu tham gia ký kết từ ngày 16 tháng 11 năm 1994, Công ước chính thức có hiệu lực.

     Theo Công ước của Liên hợp quốc về luật biển, mỗi quốc gia ven biển được phân định bao gồm 5 vùng biển: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa.

     Việt Nam là quốc gia ven biển, chúng ta đã ký kết và phê chuẩn Công ước luật biển 1982 nên Việt Nam cũng có vùng biển như đã nêu trên. Trong tuyên bố ngày 12 tháng 05 năm 1977, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khảng định rất rõ phạm vị, chế độ pháp lý, quyền hạn và nghĩa vụ của mình trên các vùng biển đó.

    Ngày 2/5/2014 Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) vào định vị khoan tại vị trí có tọa độ 15029’ vĩ Bắc, 111012’ kinh Đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

 

 

     Việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan HD-981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự vào hoạt động ở khu vực này là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

     Việt Nam không bao giờ chấp nhận và kiên quyết phản đối việc làm này của Trung Quốc; yêu cầu Trung Quốc rút hết giàn khoan HD-981 và các tàu hộ tống ra khỏi khu vực này và cùng đàm phán để xử lý những bất đồng xung quanh vấn đề này.

    Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa và quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa theo các quy định của Công ước LHQ về luật Biển 1982.

    Với âm mưu chiếm trọn biển Đông, với yêu sách đường lưỡi bò 10 đoạn, nhà cầm quyền Trung Quốc đã có những bước đi nguy hiểm, thách thức dư luận thế giới và làm tổn hại đến tình hữu nghị mà lãnh đạo 2 nước Việt Nam và Trung Quốc đã cam kết.

    Việt Nam đã, đang và sẽ làm hết sức mình để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc. 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 57.185
Truy câp hiện tại 72